image banner
Đề án ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh đến năm 2025
Lượt xem: 105
Ngày 19 tháng 7 năm 2017 tại kỳ họp thứ 4- HĐND tỉnh Sơn La Khóa XIV đã phê duyệt đề án ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh đến năm 2025 với quan điểm: ứng dụng công nghệ cao phải phục vụ hiệu quả các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; có trọng tâm, trọng điểm; phải dựa vào tiềm năng và thế mạnh của tỉnh, hướng tới sản xuất hàng hóa, lấy doanh nghiệp làm trung tâm thực hiện, đồng thời tranh thủ huy động tối đa mọi thành phần kinh tế và nguồn lực của xã hội để đầu tư cho ứng dụng công nghệ cao. Tập trung ứng dụng công nghệ cao phục vụ phát triển nông nghiệp và nông thôn, xây dựng nông thôn mới.

Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh nhằm khai thác và sử dụng hiệu quả tài nguyên đất đai, tăng nhanh giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích, tăng khả năng cạnh tranh của các mặt hàng nông sản chủ lực của tỉnh, ứng phó với biến đổi khí hậu, phát triển bền vững. 
 Đẩy mạnh các hoạt động ứng dụng khoa học và công nghệ tiên tiến, đổi mới và hiện đại hóa công nghệ sản xuất trong các doanh nghiệp nhằm nâng cao năng suất lao động, hiệu quả khai thác, chế biến; nâng cao tỷ lệ thu hồi, giảm tổn thất tài nguyên khoáng sàn trong quá trình khai thác, chế biến khoáng sản; nâng cao mức độ an toàn lao động, đảm bảo các quy định về bảo vệ môi trường.
Đối với ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp phải tập trung ứng dụng công nghệ sinh học trong chọn tạo, nhân nhanh các giống cây trồng vật nuôi năng suất, chất lượng; Áp dụng các công nghệ mới trong trồng trọt, chăn nuôi thúy sản; Áp dụng quy trình thâm canh, siêu thâm canh, sản xuất nông nghiệp an toàn; ứng dụng công nghệ thông tin viễn thám, từng bước cơ giới hóa, tự động hóa trong sản xuất nông nghiệp; ứng dụng nghệ sinh học, công nghệ chiếu xạ, công nghệ bảo quản lạnh và lạnh đông trong bảo quản nông sản; Xây dựng các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đối với một số sản phẩm nông sản chủ lực của tỉnh.
Ông Long Trung Tâm- Phó Chủ tịch UBND huyện Mộc Châu, Sơn LaVề phát triển chuỗi trong sản xuất nông nghiệp là định hướng lớn của Mộc Châu, huyện Mộc Châu được Chính phủ phê duyệt trong quy hoạch tổng thể ứng dụng công nghệ công nghệ cao đến năm 2020 tầm nhìn 2030. Mộc Châu cũng định hướng phát triển nông nghiệp công nghệ cao một là phát triển đàn bò hai là cây chè, hai sản phẩm này đã vào chuỗi và thực hiện thành công. Đối với sản xuất nông nghiệp chúng tôi tập trung vào thứ nhất là cây ăn quả với cây chanh leo, lĩnh vực thứ 2 là phát triển rau, huyện Mộc Châu đã phối hợp với Vinecon qua chương trình đồng hành cùng nông nghiệp Việt, thì đã đăng ký 21 doanh nghiệp HTX, chúng tôi hiện nay có 6 đơn vị cung cấp sản phẩm cho Vineco”.
Phấn đấu mức tăng trưởng sản xuất nông nghiệp ứng dựng công nghê cao hàng năm đạt từ 4% - 5%; giá trị thu nhập 300-500 triệu đồng/ha đất canh tác; trên 2 tỷ đồng/ha chăn nuôi, thủy sản; tỷ trọng giá trị sản xuât nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao chiếm 15-20% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp của cả tỉnh giai đoạn 2017-2020 và 20-30% giai đoạn 2021-2025.;Xây dựng và công nhận vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Bà Đinh Thị Thu Hà- Phó chủ tịch UBND huyện Phù Yên:
Đối với ứng dụng công nghệ cao trong công nghiệp, giao thông, xây dựng phải đổi mới công nghệ trong sản xuất, chế biến, ứng dụng công nghệ enzyme; công nghệ vi sinh trong chế biến thực phẩm hóa chất; ứng dụng công nghệ tiên tiến (công nghệ nano, công nghệ sấy, công nghệ ngâm tẩm...) để bảo quản gỗ, sản xuất vật liệu từ gỗ, tre, nứa;
Sử dụng thiết bị, công nghệ tiên tiến hiện đại trong khai thác chế biến khoáng sản, đổi mới, áp dụng công nghệ cơ giới hóa ờ các mỏ, áp dụng hệ thống giám sát và tự động điều khiển để nâng cao độ an toàn và cơ giới hóa khai thác; ứng dụng công nghệ tuyển quặng đồng sunủia phù họp với từng quy mô     
Nâng cấp hệ thống điện, ứng dụng công nghệ tin học trong quản lý vận hành lưới điện; ứng dụng công nghệ khai thác năng lượng gió, năng lượng mặt trời; lắp đặt thiết bị điều khiển hiện đại, tiết kiệm điện cho hệ thống chiếu sáng công cộng.  Sản xuất, sử dụng vật liệu mới trong giao thông, xây dựng, nông nghiệp. Sử dụng máy móc thiết bị hiện đại trong quan trắc, kiểm định chất lượng.
Ứng dụng công nghệ caọ làm tăng giá trị sản xuất công nghiệp 10-15% trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp giai đoạn 2017-2020 và 15-20% giai đoạn 2021-2025.
Trong lĩnh vực Công nghệ thông tin ứng dụng hệ điều hành máy tính, thiết bị di động và thiết bị điều khiển tự động trong quản lý, điều hành và ứng dụng công nông nghiệp như hệ thống tưới tiêu, điều khiển nhiệt độ, đóng gói bao bì, hệ thống thiết bị thông minh nhà lưới, nhà kính, điều khiển nhiệt độ trong nhà kính, nhà lưới, hệ thống sấy, ấp trứng, nuôi cấy mô, chăn nuôi... tiến tới nền nông nghiệp thông minh; xây dựng đô thị thông minh.
Ứng dụng công nghệ cao trong y tế,môi trường: thực hiện quản lý bệnh viện thông minh; tích hợp dữ liệu y tế phục vụ quản lý nhà nước; trang bị, hiện đại hoá và làm chủ các kỹ thuật, công nghệ tiên tiến trong khám chữa bệnh, nâng cao năng lực kiểm nghiêm chất lượng thuốc, hóa mỹ phẩm và vệ sinh an toàn thực phẩm...
Nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị bệnh; sử dụng các loại thuốc phòng chống, điều trị các bệnh nguỵ hiểm phổ biến, có mức độ lây lan nhanh; Sử dụng các loại dược liệu y học cô truyên, nguyên liệu làm thuốc kháng sinh, 3 vitamin và thực phẩm chức năng; sử dụng các sản phẩm điều trị được sản xuất từ tế bào gốc; ứng dụng công nghệ sinh học trong khám chữa bệnh: Sử dụng các sản phẩm công nghệ sinh học trong khám và điều trị bệnh tật.
Bác sỹ Nguyễn Văn Chức- Phó giám đốc Trung tâm y tế huyện Mường La, Sơn La: “ Thực hiện Kế hoạch số 193/KH-BYT ngày 17/3/2016 về việc “Triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý khám chữa bệnh và thanh toán BHYT. Trung tâm y tế huyện Mường La phối hợp với BHXH huyện Mường La tổ chức tập huấn công tác phần mềm KCB cho cán bộ 16 trạm y tế xã thị trấn. các Trạm y tế xã trên địa bàn huyện Mường La cũng đã tích cực thúc đẩy mạnh mẽ ứng dụng CNTT trong quản lý KCB. việc ứng dụng CNTT trong quản lý KCB và thanh toán BHYT nhằm góp phần tăng cường chất lượng dịch vụ trong khám chữa bệnh, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, phục vụ chăm sóc sức khỏe nhân dân. Qua đó, đã tạo ra bước đột phá trong công tác quản lý, cải cách thủ tục hành chính và đặc biệt là đảm bảo quyền lợi, thuận lợi cho người bệnh BHYT.  Hiện tại huyện Mường La có 13/16 Trạm y tế xã có mạng Internet, có 9 xã đang sử dụng phần mềm KCB GĐBHYT và 7 xã sử dụng phần mềm His của VNPT…”
Trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường: Xây dựng các hệ thống dự báo thời tiết kịp thời và chính xác' hệ thống cảnh báo, phòng chống thiên tai, các hệ -thống thiết bị, chế phẩm vi sinh xử lý hiệu quả ô nhiễm và bảo vệ môi trường. Nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học truyền thống và hiện đại ỉrong quan trắc, đánh giá chất lượng môi trường; ửng dụng công nghệ sinh học trong phòng ngừa và xử lý ô nhiễm môi trường. Ứng dụng công nghệ hiện đại trong xử lý chất thải rắn với các nguyên tắc công nghệ. Ứng dụng công nghệ sinh học để lưu giữ, bảo tồn và sử dụng hợp lý tài nguyên đa dạng sinh học: Nghiên cứu, sử dụng có hiệu quả nguồn gen sinh vật tham gia vào quá trình chuyển hóa, phân hủy các chất gây ô nhiễm môi trường; Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ sinh học trong bảo tồn đa dạng sinh học, ưu tiên các sinh vật quý hiếm.
Ông Phạm Quang An Giám đốc sở khoa học và công nghệ Sơn La:
Khuyến khích phát triển các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất trên địa bàn toàn tỉnh. Trong đó tập trung vào các vùng có lợi thế về một số lĩnh vực đã có công nghệ cao; phát triển doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ gia đình, cá nhân ứng dụng công nghệ cao như sau: sản xuất hoặc chế biến chè; sản xuất hoặc chế biến cà phê; chăn nuôi  quy mô gia trại, trang trại; nuôi cá lồng; nuôi, chế biến cá tầm và trứng cá tầm; sản xuất giống cây nông nghiệp hoặc cây lâm nghiệp; sản xuât giống vật nuôi; giết mổ gia súc, gia cầm tập trung; trồng cây dược liệu  gắn với công nghiệp chế biến; sản xuất rau an toàn; sản xuất hoa; sản xuất quả an toàn; sản xuất sắn hoặc chế biến sắn nguyên liệu; sản xuất lúa đặc sản. Phát triển doanh nghiệp xử lý môi trường, tiêu hủy rác thải; sản xuất vật liệu xây dựng; khai thác khoáng sản.
Để thực hiện có hiệu Đề án, cần tập trung công tác tuyên truyền, phổ biến, giới thiệu trên các phương tiện thông tin đại chúng về các thành tựu ứng dụng và phát triển công nghệ cao trong phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng; Tổ chức lập quy hoạch vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Sơn La đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Khuyến khích nông dân, tổ chức, cá nhân dồn điền, đổi thửa, cho thuê đất và tích tụ ruộng đất để phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Đa dạng hóa và tập trung nguồn vốn thực hiện đề án: Huy động các nguồn vốn của xã hội, tập trung và tăng dần nguồn vốn ngân sách nhà nước thực hiện đề án. Nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn vốn, nhất là các nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước cho hoạt động ứng dụng công nghệ cao và chú trọng đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực có trình độ cao đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ./.
                                                                       Bích Liên
Tin tức








Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1

CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ HUYỆN PHÙ YÊN

Cơ quan chủ quản: UBND huyện Phù Yên - Giấy phép xuất bản số:      /GP-TTĐT
Địa chỉ: Tiểu khu 4 - Thị trấn Phù Yên - Huyện Phù Yên - Tỉnh Sơn La
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Ông Phan Quý Dương - Phó Chủ tịch UBND huyện
Điện thoại: 02123.863.322 |  Mail: bbt.phuyen@sonla.gov.vn
Ghi rõ nguồn "https://phuyen.sonla.gov.vn" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này

 Chung nhan Tin Nhiem Mang