Đảng uỷ xã Huy Thượng tổ chức đối thoại trực tiếp giữa người đứng đầu cấp ủy, chính quyền xã Huy Thượng với nhân dân Bản Núi Hồng
Thực hiện Quyết định số 300-QĐ/HU ngày 07.10.2016 của Ban Thường vụ huyện ủy Phù Yên, Kế hoạch số 181-KH/ĐU ngày05.01.2024 của Ban Thường vụ Đảng uỷ về tổ chức hội nghị đối thoại với nhân dân; Quyết định số 129-QĐ/ĐU ngày 14.6.2024 của Ban Thường vụ Đảng uỷ về việc Quy định người đứng đầu cấp ủy, chính quyền xã trực tiếp đối thoại với nhân dân bản Núi Hồng
Ban Thường vụ Đảng ủy đã ban hành Kế hoạch số 181-KH/ĐU ngày 05.01.2024 của Ban Thường vụ Đảng uỷ về tổ chức hội nghị đối thoại trực tiếp giữa người đứng đầu cấp ủy, chính quyền với nhân dân Bản Núi Hồng (trong đó nêu rõ nội dung, chương trình đối thoại; người trực tiếp đối thoại; thời gian, địa điểm đối thoại); Quyết định số 129-QĐ/ĐU ngày 14.6.2024 của Ban Thường vụ Đảng uỷ về Quyết định nhân sự tổ chức đối thoại trực tiếp với nhân dân; Thông báo số 80-TB/ĐU ngày 15.6.2024 Phân công nhiệm vụ bộ phận giúp việc, tổ thư ký hội nghị đối thoại với nhân dân Bản Núi Hồng.
Giao Khối Dân vận xã chủ trì phối hợp với Văn phòng Đảng ủy trực tiếp tham mưu giúp Ban Thường vụ Đảng ủy triển khai thực hiện Quyết định số 129-QĐ/ĐU ngày 14.6.2024 của Ban Thường vụ Đảng uỷ về Quyết định nhân sự tham gia hội nghị đối thoại giữa đứng đầu cấp uỷ, chính quyền xã đối thoại trực tiếp với nhân dân.
Tập trung lãnh đạo thực hiện tốt công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội trong tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền. Ban Thường vụ Đảng uỷ chỉ đạo các cơ quan, tổ chức của xã tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về pháp luật tiếp công dân, giải quyết khiếu nại tố cáo, tuyên truyền về kế hoạch và kết quả Hội nghị đối thoại giữa người đứng đầu cấp uỷ, chính quyền xã đối thoại trực tiếp với nhân dân.
2- Kết quả tổ chức hội nghị đối thoại:
2.1- Thành phần tham gia đối thoại, gồm: Ban Thường vụ Đảng ủy; lãnh đạo UBND, lãnh đạo các ban, ngành chuyên môn thuộc UBND xã; MTTQ và các đoàn thể chính trị xã hội xã; Bí thư chi bộ, Trưởng bản; Trưởng ban công tác MT và các đoàn thể chính trị xã hội và nhân dân bản Núi Hồng.
Qua các hội nghị tiếp xúc cử tri, báo cáo kết quả nắm tình hình tư tưởng, dư luận xã hội trong nhân dân, báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của nhân dân. Ban Thường vụ đã xem xét, nghiên cứu và tổng hợp các ý kiến tham gia đối thoại trực tiếp giữa cấp ủy, chính quyền xã với nhân dân tại bản Núi Hồng, gồm có 10 lượt ý kiến. Các ý kiến chủ yếu tập trung vào lĩnh vực liên quan đến phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội ,đất đai, xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn. Ban Thường vụ đã giao cho UBND xã chỉ đạo các ban ngành chuyên môn xã tổng hợp, trả lời ý kiến đối thoại của nhân dân theo lĩnh vực được phân công phụ trách.
Tại Hội nghị các ý kiến của nhân dân đã được cấp ủy, chính quyền xã Huy Thượng trả lời trực tiếp. Nhân dân bản Núi Hồng đều hài lòng với 10 lượt ý kiến.
Sau Hội nghị đối thoại, Ban Thường vụ Đảng ủy đã ban hành Thông báo kết luận số: 80 -TB/ĐU ngày 03.7.2024 về kết quả đối thoại, trong đó giao nhiệm vụ cho các ban, ngành liên quan, cơ sở bản. Giao Văn phòng Đảng ủy giúp Ban Thường vụ Đảng uỷ đôn đốc tổ chức triển khai thực hiện Thông báo kết luận của Thường vụ Đảng uỷ, tổng hợp lập hồ sơ hội nghị đối thoại để lưu trữ theo quy định.
2.2- Việc chuẩn bị các điều kiện tổ chức đối thoại diễn ra theo đúng quy trình, chương trình, kế hoạch đề ra. Theo chức năng, nhiệm vụ được phân công, các thành viên tham gia đối thoại đã chuẩn bị đầy đủ các nội dung liên quan đến chủ đề đối thoại, để tham mưu có hiệu quả cho người đứng đầu cấp ủy, chính quyền trong Hội nghị đối thoại, giải đáp cụ thể những ý kiến kiến nghị của nhân dân theo sự phân công của người chủ trì hội nghị.
2.3- Cán bộ, công chức được phân công làm thư ký ghi chép đầy đủ, trung thực nội dung ý kiến của cá nhân, tổ chức trong quá trình đối thoại, lập biên bản Hội nghị đối thoại theo đúng quy định.
2.4- Việc người đứng đầu cấp ủy, chính quyền xã trực tiếp đối thoại với nhân dân đã tăng cường mối quan hệ mật thiết, chặt chẽ giữa cấp ủy, chính quyền xã với nhân dân; mở rộng, phát huy quyền dân chủ của nhân dân; phổ biến chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, của cấp ủy, chính quyền xã đến nhân dân; qua đó củng cố, tăng cường dân chủ và phát huy khối đại đoàn kết toàn dân tộc; nâng cao nhận thức về quyền và nghĩa vụ của công dân.
Qua hội nghị đối thoại giúp người đứng đầu cấp ủy, chính quyền xã nắm bắt và chủ động xử lý, giải quyết kịp thời các đề xuất, kiến nghị, tâm tư nguyện vọng hợp pháp, chính đáng của nhân dân.
III- ĐÁNH GIÁ CHUNG, NGUYÊN NHÂN VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM
1- Đánh giá chung
1.1- Ưu điểm
Ban Thường vụ Đảng ủy đã lãnh đạo, chỉ đạo triển khai có hiệu quả Quyết định số 300-QĐ/HU ngày 07.10.2016 của Ban Thường vụ huyện ủy về Quy định người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp trực tiếp đối thoại với nhân dân. Xác định đúng, trúng những vấn đề cần tổ chức đối thoại với nhân dân; góp phần vào việc tạo niềm tin của cấp ủy, chính quyền địa phương với nhân dân trên địa bàn. Thực hiện đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng theo hướng “gần dân, sát dân, nghe dân nói, nói cho dân hiểu, làm cho dân tin”.
Cấp ủy, chính quyền và hệ thống chính trị các cấp đã thực sự vào cuộc một cách đồng bộ để triển khai, thực hiện có hiệu quả Quyết định.
Người đứng đầu cấp ủy, chính quyền đã thể hiện rõ trách nhiệm cá nhân trong việc giải quyết những vấn đề nhân dân kiến nghị, vấn đề nhân dân còn bức xúc; kịp thời nắm bắt và chủ động xử lý, giải quyết các vướng mắc, ý kiến kiến nghị, tâm tư nguyện vọng hợp pháp, chính đáng của nhân dân.
1.2- Hạn chế
- Công tác triển khai thực hiện Quy định người đứng đầu cấp ủy, chính quyền trực tiếp đối thoại với nhân dân ở cấp bản còn có mặt hạn chế.
- Một số ban nghành còn lúng túng trong công tác tham mưu chuẩn bị đối thoại và thực hiện đối thoại.
- Công tác khâu nối, phối hợp giữa các cơ quan, ban ngành trong chuẩn bị và tổ chức đối thoại còn chưa chặt chẽ.
2- Nguyên nhân hạn chế
- Việc tổ chức Hội nghị đối thoại giữa người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp trực tiếp đối thoại với nhân dân là vấn đề mới đối với cấp ủy, chính quyền các cấp và lãnh đạo cơ sở, do vậy việc tổ chức triển khai thực hiện có mặt còn hạn chế.
- Quy trình tổ chức Hội nghị đối thoại gồm nhiều bước, trong đó công tác chuẩn bị có nội dung xây dựng kế hoạch, quyết định nhân sự tham gia đối thoại, cử cán bộ tham mưu, giúp việc tham gia đối thoại, phân công nhiệm vụ cho các tổ chức, cá nhân chuẩn bị nội dung đối thoại nên việc tham mưu của một số ban ngành còn bị động, lúng túng.
3- Bài học kinh nghiệm
3.1- Nghiên cứu, quán triệt sâu sắc và thực hiện đầy đủ nội dung Quyết định số 300-QĐ/HU ngày 07.10.2016 của Ban Thường vụ huyện ủy Phù Yên; vận dụng linh hoạt vào thực tiễn địa phương, phù hợp với từng vấn đề, từng nội dung của từng Hội nghị đối thoại.
3.2- Làm tốt công tác tuyên truyền các chế độ chính sách liên quan đến người dân, làm cho các tầng lớp nhân dân nắm được những nội dung cơ bản, thiết yếu về chế độ chính sách mà nhân dân được hưởng theo quy định của Nhà nước; đồng thời làm tốt công tác giáo dục ý thức chấp hành pháp luật của nhân dân.
3.3- Huy động vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống chính trị từ xã đến cơ sở bản, cần nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, ý thức trách nhiệm của lãnh đạo các cơ quan, đơn vị, địa phương về công tác tham mưu cho người đứng đầu cấp ủy, chính quyền trong quá trình chuẩn bị đối thoại và tổ chức Hội nghị đối thoại.
IV- NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP TIẾP TỤC THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH TRONG THỜI GIAN TỚI
1- Tiếp tục tuyên truyền, quán triệt Quyết định số 300-QĐ/HU ngày 07.10.2016 của Ban Thường vụ huyện uỷ; Quyết định số 10-QĐ/ĐU ngày 10.10.2020 của Ban Thường vụ Đảng uỷ về việc ban hành quy định người đứng đầu cấp uỷ, chính quyền các cấp đối thoại trực tiếp với nhân dân đến cấp ủy, chính quyền từ xã đến cơ sở; nhất là các đơn vị, địa phương có những lĩnh vực nhạy cảm, liên quan đến quyền lợi của nhân dân.
2- Ban Thường vụ Đảng ủy căn cứ tình hình phát triển kinh tế, xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn; căn cứ vào những vấn đề nhạy cảm, dễ phát sinh bức xúc trong nhân dân để lựa chọn vấn đề, nội dung, địa bàn để tổ chức Hội nghị đối thoại có hiệu quả, nhằm tăng cường niềm tin của nhân dân đối với cấp ủy, chính quyền địa phương.
3- Tiếp tục tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo việc bồi dưỡng, tự bồi dưỡng để nâng cao năng lực công tác, năng lực chuyên môn nghiệp vụ đối với các ban, ngành để đáp ứng được nhiệm vụ công tác tham mưu chuẩn bị nội dung đối thoại và tổ chức Hội nghị đối thoại.
4- Nâng cao trách nhiệm và vai trò tiếp công dân, giải quyết khiếu nại tố cáo của công dân; kịp thời giải quyết các vấn đề phát sinh ngay từ cơ sở nhằm ngăn ngừa có hiệu quả các mâu thuẫn phát sinh gây mất đoàn kết dẫn đến đơn thư khiếu kiện.
5- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật trong các tầng lớp nhân dân, nhất là các chính sách pháp luật liên quan trực tiếp đến đời sống nhân dân như Luật Đất đai, Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo, Luật Môi trường, Luật an toàn thực phẩm, Luật Hôn nhân và gia đình... gắn với đẩy mạnh làm tốt công tác hoà giải ở cơ sở, trong đó đặc biệt chú trọng làm tốt công tác hoà giải tại chỗ khi có tranh chấp mâu thuẫn phát sinh trong nội bộ nhân dân. Làm tốt công tác phối hợp giữa các ngành, đoàn thể trong giải quyết khiếu nại, tố cáo, coi trọng và phát huy vai trò của cán bộ, đảng viên và người có uy tín trong cộng đồng dân cư cùng phối hợp tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo; tiếp tục lãnh đạo thực hiện cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi để người dân tiếp cận với các thông tin, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật.