image banner
Phù Yên: Đẩy nhanh tiến độ khắc phục cầu bản Cóc
Lượt xem: 586

Do ảnh hưởng của hoàn lưu cơn bão số 3, cây cầu bê tông dầm thép H30 quốc lộ 43, khu vực bản Cóc, xã Tường Hạ (Phù Yên) bị sập mố cầu, gây ảnh hưởng cho việc lưu thông của hàng nghìn hộ dân và các phương tiện. Hơn 1 tháng sau mưa lũ xảy ra, hằng ngày, dòng người và phương tiện gặp nhiều khó khăn vì phải đi lại trên cây cầu tạm được ghép lại bằng ván gỗ.

Đẩy nhanh tiến độ khắc phục cầu bản Cóc

Ngày 07 tháng 09 năm 2018

Do ảnh hưởng của hoàn lưu cơn bão số 3, cây cầu bê tông dầm thép H30 quốc lộ 43, khu vực bản Cóc, xã Tường Hạ (Phù Yên) bị sập mố cầu, gây ảnh hưởng cho việc lưu thông của hàng nghìn hộ dân và các phương tiện. Hơn 1 tháng sau mưa lũ xảy ra, hằng ngày, dòng người và phương tiện gặp nhiều khó khăn vì phải đi lại trên cây cầu tạm được ghép lại bằng ván gỗ.

 

Người dân qua lại trên cây cầu tạm được ghép bằng ván gỗ.

 

Cầu bản Cóc có tải trọng 30 tấn, gồm 3 nhịp, mỗi nhịp 12 m, cầu nằm trên tuyến đường huyết mạch nối 5 xã Tường Tiến, Tường Phong, Kim Bon, Bắc Phong, Đá Đỏ của huyện Phù Yên và các xã bên kia sông Đà của huyện Mộc Châu. Ngay sau khi mố cầu bị cuốn trôi, để đảm bảo an toàn cho người dân và phương tiện đi qua, chính quyền địa phương đã cắm biển cảnh báo, đồng thời, các đơn vị thi công đã làm 1 chiếc cầu tạm bằng gỗ và tre, tuy nhiên việc đi lại rất khó khăn bởi khi mưa xuống, nước suối dâng cao, việc lưu thông hoàn toàn tê liệt.

 

Theo quan sát, chúng tôi thấy hàng trăm lượt người và phương tiện qua lại trên cây cầu. Chiếc cầu nhỏ có thành cầu ghép bằng tre, mặt cầu được người dân dùng ván gỗ ghép lại; trụ cầu dựng trên những rọ đá. Mỗi lần có người hoặc phương tiện đi qua, chiếc cầu lại rung bần bật. Ở phía hai đầu cầu, cơ quan chức năng đã treo bảng cảnh báo cầu yếu, khuyến cáo mỗi lượt chỉ nên có một xe đi qua. Bà Lường Thị Phong, bản Mo 4, xã Quang Huy, cho biết: Tôi công tác tại Trường Mầm non Ánh sao Kim Bon, nên thường xuyên đi qua cầu. Hằng ngày, tôi cùng các cô giáo cũng vượt gần 40 cây số từ trung tâm huyện để lên các điểm trường dạy học. Mưa lũ làm hỏng mố cầu, may mà có cây cầu tạm để lưu thông, nhưng việc đi lại cũng khó khăn lắm, đường dốc, nên mỗi lần đi qua, chúng tôi đều phải dắt bộ. Mong các đơn vị thi công khẩn trương sửa chữa cầu để việc đi lại của người dân thuận tiện hơn.

 

Đứng chờ để qua cầu, anh Nguyễn Văn Tuấn, khối 16 thị trấn Phù Yên, thành viên của HTX Mường Cơi, cùng cán bộ Công ty cổ phần Nafoods Tây Bắc lên xã Kim Bon để hướng dẫn bà con thu hoạch và xây dựng kế hoạch thu mua chanh leo cho xã, anh Tuấn nói: Chanh leo đã vào vụ thu hoạch mà xe tải trọng lớn lại không vào được đến trung tâm xã, chúng tôi phải thuê xe máy chở chanh leo từ vườn đến điểm tập kết ở bên này cầu. Như vậy, sẽ tăng chi phí vận chuyển, buộc chúng tôi hạ giá thu mua chanh leo, rất thiệt thòi cho bà con, nhưng để đảm bảo chi phí sản xuất, HTX không còn cách nào khác. Nếu cầu thông sớm sẽ hạn chế được thiệt hại cho bà con.

 

Trao đổi với ông Phạm Văn Minh, Phó Giám đốc Công ty cổ phần sửa chữa và quản lý công trình giao thông II Sơn La, được biết: Ngay sau khi mố cầu bị trôi, gây ách tắc giao thông, Sở Giao thông Vận tải đã thành lập Ban chỉ huy tại công trường, triển khai thi công 3 ca liên tục. Phương án khắc phục cấp bách là dỡ bỏ mặt cầu bê tông, cẩu hệ dầm thép mặt cầu ra phía ngoài để gia công lại. Cùng với đó, là thi công lại móng, mố trụ cầu và đường dẫn đầu cầu. Hiện, chúng tôi đã tiến hành đào móng, đóng cọc ray, đổ bê tông cốt thép móng mố, thân mố và mũ mố; sau khi xong các công đoạn sẽ đắp đất nền đường đầu cầu, thi công bản vượt bằng bê tông cốt thép và hoàn thiện bản mặt cầu bằng bê tông cốt thép liên hợp.

 

 Sau gần 1 tháng thi công, đến nay, các đơn vị thi công đã hoàn thành hơn 70% khối lượng công việc. Dự kiến trung tuần tháng 9, cầu sẽ tạm thời thông xe kỹ thuật, đảm bảo cho người dân và phương tiện tham gia giao thông qua lại an toàn.

 

 

 

Người dân qua lại trên cây cầu tạm được ghép bằng ván gỗ.

Cầu bản Cóc có tải trọng 30 tấn, gồm 3 nhịp, mỗi nhịp 12 m, cầu nằm trên tuyến đường huyết mạch nối 5 xã Tường Tiến, Tường Phong, Kim Bon, Bắc Phong, Đá Đỏ của huyện Phù Yên và các xã bên kia sông Đà của huyện Mộc Châu. Ngay sau khi mố cầu bị cuốn trôi, để đảm bảo an toàn cho người dân và phương tiện đi qua, chính quyền địa phương đã cắm biển cảnh báo, đồng thời, các đơn vị thi công đã làm 1 chiếc cầu tạm bằng gỗ và tre, tuy nhiên việc đi lại rất khó khăn bởi khi mưa xuống, nước suối dâng cao, việc lưu thông hoàn toàn tê liệt.

Theo quan sát, chúng tôi thấy hàng trăm lượt người và phương tiện qua lại trên cây cầu. Chiếc cầu nhỏ có thành cầu ghép bằng tre, mặt cầu được người dân dùng ván gỗ ghép lại; trụ cầu dựng trên những rọ đá. Mỗi lần có người hoặc phương tiện đi qua, chiếc cầu lại rung bần bật. Ở phía hai đầu cầu, cơ quan chức năng đã treo bảng cảnh báo cầu yếu, khuyến cáo mỗi lượt chỉ nên có một xe đi qua. Bà Lường Thị Phong, bản Mo 4, xã Quang Huy, cho biết: Tôi công tác tại Trường Mầm non Ánh sao Kim Bon, nên thường xuyên đi qua cầu. Hằng ngày, tôi cùng các cô giáo cũng vượt gần 40 cây số từ trung tâm huyện để lên các điểm trường dạy học. Mưa lũ làm hỏng mố cầu, may mà có cây cầu tạm để lưu thông, nhưng việc đi lại cũng khó khăn lắm, đường dốc, nên mỗi lần đi qua, chúng tôi đều phải dắt bộ. Mong các đơn vị thi công khẩn trương sửa chữa cầu để việc đi lại của người dân thuận tiện hơn.

Đứng chờ để qua cầu, anh Nguyễn Văn Tuấn, khối 16 thị trấn Phù Yên, thành viên của HTX Mường Cơi, cùng cán bộ Công ty cổ phần Nafoods Tây Bắc lên xã Kim Bon để hướng dẫn bà con thu hoạch và xây dựng kế hoạch thu mua chanh leo cho xã, anh Tuấn nói: Chanh leo đã vào vụ thu hoạch mà xe tải trọng lớn lại không vào được đến trung tâm xã, chúng tôi phải thuê xe máy chở chanh leo từ vườn đến điểm tập kết ở bên này cầu. Như vậy, sẽ tăng chi phí vận chuyển, buộc chúng tôi hạ giá thu mua chanh leo, rất thiệt thòi cho bà con, nhưng để đảm bảo chi phí sản xuất, HTX không còn cách nào khác. Nếu cầu thông sớm sẽ hạn chế được thiệt hại cho bà con.

Trao đổi với ông Phạm Văn Minh, Phó Giám đốc Công ty cổ phần sửa chữa và quản lý công trình giao thông II Sơn La, được biết: Ngay sau khi mố cầu bị trôi, gây ách tắc giao thông, Sở Giao thông Vận tải đã thành lập Ban chỉ huy tại công trường, triển khai thi công 3 ca liên tục. Phương án khắc phục cấp bách là dỡ bỏ mặt cầu bê tông, cẩu hệ dầm thép mặt cầu ra phía ngoài để gia công lại. Cùng với đó, là thi công lại móng, mố trụ cầu và đường dẫn đầu cầu. Hiện, chúng tôi đã tiến hành đào móng, đóng cọc ray, đổ bê tông cốt thép móng mố, thân mố và mũ mố; sau khi xong các công đoạn sẽ đắp đất nền đường đầu cầu, thi công bản vượt bằng bê tông cốt thép và hoàn thiện bản mặt cầu bằng bê tông cốt thép liên hợp.

 Sau gần 1 tháng thi công, đến nay, các đơn vị thi công đã hoàn thành hơn 70% khối lượng công việc. Dự kiến trung tuần tháng 9, cầu sẽ tạm thời thông xe kỹ thuật, đảm bảo cho người dân và phương tiện tham gia giao thông qua lại an toàn.

 Lò Thái (CTV)

Tin tức








Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1

CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ HUYỆN PHÙ YÊN

Cơ quan chủ quản: UBND huyện Phù Yên - Giấy phép xuất bản số:      /GP-TTĐT
Địa chỉ: Tiểu khu 4 - Thị trấn Phù Yên - Huyện Phù Yên - Tỉnh Sơn La
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Ông Phan Quý Dương - Phó Chủ tịch UBND huyện
Điện thoại: 02123.863.322 |  Mail: bbt.phuyen@sonla.gov.vn
Ghi rõ nguồn "https://phuyen.sonla.gov.vn" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này

 Chung nhan Tin Nhiem Mang