-
Gia đình ông Thào A Lầu, bản Suối Dinh, xã Suối Tọ (Phù Yên) từ phát triển chăn nuôi gia súc đã có thu nhập trên 150 triệu đồng/năm. Mô hình chăn nuôi gia súc của gia đình đã và đang được nhiều hộ dân trong bản làm theo để nâng cao thu nhập.
-
Đến xã Tân Lang (Phù Yên), chúng tôi được nghe người dân kể nhiều về ông Lê Văn Tí, Chi hội trưởng Chi hội Nông dân bản Thịnh Lang 1, vừa nhiệt tình, trách nhiệm trong công tác Hội, vừa làm kinh tế giỏi, với mức thu nhập hơn 250 triệu đồng/năm.
-
Trong chuyến công tác về xã Suối Bau (Phù Yên), chúng tôi rất ấn tượng về chiếc quạt “đa năng” dùng sức nước để phục vụ sinh hoạt của bà con nơi đây. Hỏi ra mới biết, đó là sản phẩm vừa đoạt giải Nhất Cuộc thi sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng tỉnh Sơn La lần thứ 4, năm 2019, của các em học sinh Trường Tiểu học - THCS Suối Bau.
-
Mỗi vụ cam thu về 400-500 triệu
đồng là hiệu quả kinh tế từ mô hình trồng cam đường canh, cam vinh trên đất đồi
của gia đình anh Nguyễn Văn Ngoạn, bản Văn Phúc Yên, xã Mường Thải. Đây là minh
chứng cho những nỗ lực và sự mạnh dạn của người dân trong việc khai thác tiềm
năng, thế mạnh của địa phương để làm giàu ngay trên chính mảnh đất quê hương mình.
-
Chị Hoàng Thị Huệ, hội viên Chi hội Phụ nữ bản Xưởng Đường, xã Huy Hạ (Phù Yên) chọn nghề sản xuất gạch không nung để phát triển kinh tế gia đình. Đây là loại gạch dễ sản xuất, không gây nhiều tiếng ồn, không khói, bụi, không mất nhiều diện tích đất để sản xuất, được nhiều người dân tin dùng trong xây dựng. Từ sản xuất gạch không nung, gia đình chị có thu nhập 400 triệu đồng/năm.
-
Nói về anh Lê Văn Mến, ở bản Khoa 2, xã Tường Thượng (Phù Yên) hầu như ai cũng biết đây là chủ nhân của trang trại bò lớn nhất khu vực, mỗi năm thu lãi 700-800 triệu đồng và tạo việc làm ổn định cho nhiều lao động địa phương với thu nhập từ 5-7 triệu đồng/người/tháng.
-
Thành lập tháng 6/2014 với 67 thành viên, ban đầu, Hợp tác xã Nông nghiệp và dịch vụ Huy Tường 2, xã Huy Tường (Phù Yên) hoạt động chủ yếu là cung ứng cây, con giống, phân bón, thức ăn chăn nuôi cho các thành viên, bao tiêu sản phẩm chăn nuôi nhỏ lẻ khi có đơn đặt hàng. 2 năm sau, HTX thực hiện sản xuất và kinh doanh các sản phẩm nông sản theo chuỗi giá trị, thành lập cửa hàng trưng bày, giới thiệu các sản phẩm từ trồng trọt và chăn nuôi để quảng bá, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.
-
Từ năm 2014, cây thanh long ruột đỏ bắt đầu bén rễ trên diện tích đất ruộng một vụ của bản Đông, xã Tường Phù (Phù Yên), cho hiệu quả kinh tế cao hơn gấp 2 - 3 lần so với trồng các loại cây nông nghiệp khác, giá bán ổn định.
-
“Năm nay tôi 79 tuổi, cách đây hơn một năm, mắt tôi bị đục thủy tinh thể, vì hoàn cảnh gia đình nên chưa thể đi phẫu thuật. May mắn có chương trình phẫu thuật miễn phí trên xe lưu động của Bệnh viện Mắt trung ương, nên chỉ mấy ngày nữa tôi lại có thể dắt cháu đi chơi quanh bản, tự tay làm cơm cho cả gia đình...” - Đó là chia sẻ của bà Kiều Thị Tuất, người dân bản Chát, xã Gia Phù, huyện Phù Yên, một trong số hơn trăm bệnh nhân được mổ đục thủy tinh thể miễn phí do Bệnh viện Mắt tỉnh phối hợp với Bệnh viện Mắt Trung ương tổ chức cuối tháng 6 vừa qua.
-
Từ niềm đam mê với cây dược liệu, cùng với những kiến thức đã nghiên cứu, tìm tòi trong quá trình học tập và trên sách, báo, chị Hà Thị Thuận, khối phố 8, thị trấn Phù Yên (Phù Yên) đã bào chế thành công sản phẩm cao an xoa, giúp hỗ trợ phòng và điều trị các bệnh về gan.